Đoàn Chèo Quảng Ninh – giữ gìn văn hóa dân gian qua nhiều thế hệ

Đoàn Chèo Quảng Ninh

Trong bức tranh đa dạng của văn hóa Việt Nam, Đoàn Chèo Quảng Ninh nổi bật như một biểu tượng của nghệ thuật dân gian truyền thống. Không chỉ mang đến những tiết mục biểu diễn hấp dẫn, đoàn chèo còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn văn hóa dân gian qua nhiều thế hệ. Còn chần chừ gì nữa mà không cùng Hạ Long Media khám phá thêm qua bài viết.

Đôi nét về nghệ thuật chèo – di sản văn hóa quý báu của dân tộc

Nghệ thuật chèo, một loại hình sân khấu dân gian đặc sắc của Việt Nam, không chỉ là hình thức giải trí mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc. Xuất phát từ đời sống lao động và tâm tư của nhân dân, chèo mang trong mình những câu chuyện, phong tục tập quán và triết lý sống của dân tộc. 

Theo các nhà nghiên cứu thì hát Chèo mang rất nhiều các đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, nổi bật phải kể đến:

  • Thể loại kịch hát dân gian dân tộc mang tính nguyên hợp
  • Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
  • Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa
  • mô hình hóa (hình tượng của nhân vật).
  • Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu.
  • Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu luôn kết hợp hài hòa giữa (yếu tố) bi và hài.
  • Khán giả đồng sáng tạo với nghệ sĩ trên sân khấu, nhờ vào mối quan hệ giao lưu khơi gợi, kích động sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo và trình diễn.
Xem thêm:  Mùa hoa Phong Linh nở vào tháng nào?
Đoàn Chèo Quảng Ninh
Nghệ thuật chèo là loại hình sân khấu dân gian đặc sắc của Việt Nam

Đoàn chèo Quảng Ninh – nét đẹp của văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Hát chèo ở Quảng Ninh chủ yếu tập trung ở một số nơi ở phía tây tỉnh, nơi tiếp giáp với vùng châu thổ sông Hồng như: Đông Triều, Quảng Yên, Hạ Long. Đông Triều được coi là cái nôi của nghệ thuật hát chèo Quảng Ninh. Hát chèo ở đây đã có từ lâu đời, phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX với những phường chèo, đội chèo hoạt động khá bài bản.

Đoàn Chèo Quảng Ninh (tồn tại từ 1963 – 2018) nguyên là tên một đơn vị hoạt động nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, hoạt động từ năm 1963 đến năm 2018 thì sáp nhập vào Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh. Chèo Quảng Ninh xưa là Đoàn Chèo của chiếng Chèo xứ Đông.

Xem thêm

Đoàn Chèo Quảng Ninh
Đoàn Chèo Quảng Ninh là đơn vị chèo chuyên nghiệp – sau sáp nhập vào Đoàn Nghệ thuật tỉnh vào năm 2019

Lịch sử hình thành và phát triển của đoàn chèo Quảng Ninh

Năm 1963 đoàn Chèo Quảng Ninh ra đời với tên gọi Đoàn Chèo khu Hồng Quảng trên cơ sở tổ chèo trong Đoàn Văn công Quảng Ninh tách ra.

Ngay sau khi thành lập, các nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Chèo Quảng Ninh đã bắt tay vào tập những vở được coi là kinh điển, mẫu mực của chèo cổ như: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên. Thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, nhiều vở chèo của đoàn Chèo Quảng Ninh đã gây được dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả, như vở Nàng Sita, Nỗi đau lòng mẹ, Ngôi sao Hạ Long. 

Xem thêm:  Công Viên Thanh Tú Sơn - Vườn hoa của Nam Ninh

Ngoài các buổi diễn phục vụ bà con vùng miền núi, hải đảo, các ngày lễ, tết, đoàn đã ký hợp đồng biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các khách sạn lớn như Sài Gòn Hạ Long, Hạ Long Dream, Hạ Long Plaza, tàu du lịch Star Leo, hang Đầu Gỗ… Những năm gần đây, hầu như năm nào số buổi biểu diễn của Đoàn cũng vượt mức kế hoạch đề ra, doanh thu tăng từ 401 triệu đồng năm 2006 lên xấp xỉ 600 triệu đồng vào năm 2008.

Đoàn Chèo Quảng Ninh
Những vở diễn của Đoàn chèo Quảng Ninh thu hút được một lượng lớn khán giả yêu thích nghệ thuật truyền thống

Những thành tích đáng nể trong chặng đường hoạt động của Đoàn chèo Quảng Ninh

Trong suốt hành trình phát triển, Đoàn chèo Quảng Ninh đã gặt hái nhiều thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế của mình trong nền văn hóa nghệ thuật chèo truyền thống. 

  • Năm 2020, Tại Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên Chèo toàn quốc năm 2020 đã diễn ra tại Hà Nam, Chèo Quảng Ninh đã giành 1 giải triển vọng, xếp thứ 10 các đoàn tham gia theo thành tích huy chương.
  • Năm 2019, Tại Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc diễn ra tại Bắc Giang, chèo Quảng Ninh giành huy chương bạc cho vở diễn “Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư”; giành 1 huy chương vàng cá nhân (Ngọc Long) và 2 huy chương bạc, xếp thứ 11/16 đơn vị tham gia theo thành tích huy chương.
  • Năm 2016, Tại cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 diễn ra ở Nhà hát Chèo Ninh Bình. Đoàn chèo Quảng Ninh tham gia vở diễn “Tình người thợ mỏ”. Kết quả: Giải cá nhân có 01 Huy chương vàng (Phương Lan) và 03 Huy chương bạc (NSUT Phạm Thanh Bình, NSVM Ngọc Long và NS Thúy Ngần). “Tình người thợ mỏ ” còn là một trong 4 vở diễn đã nhận được Bằng khen vở diễn xuất sắc về đề tài chiến tranh cách mạng do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã trao tặng.
  • Năm 2013, Tại cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra ở Hải Phòng. Đoàn Chèo Quảng Ninh không giành Huy chương vở diễn “Bến nước tình người”. Giải cá nhân có 01 Huy chương vàng (Văn Mởn, Hương Huế) và 04 Huy chương bạc (Ngọc Long, Hoàng Diễn, Văn Tiến, Quang Quyến). Cơ cấu giải thưởng cuộc thi có tổng 03 vở diễn đạt HCV và 06 vở diễn đạt HCB, 42 HCV cá nhân, 68 HCB cá nhân. Xếp thứ 14/17 đoàn tham dự theo thành tích huy chương.
  • Năm 2011, Tại Liên hoan Sân khấu Chèo về đề tài hiện đại – 2011 diễn ra ở Thái Bình, Chèo Quảng Ninh không giành Huy chương vở diễn. Giải cá nhân có 01 Huy chương vàng (NSTNT. Bích Hạnh) và 03 Huy chương bạc (NS. Ngọc Long, NS. Phương Lan, NS. Văn Tiến). Cơ cấu giải thưởng cuộc thi có tổng 03 vở diễn đạt HCV và 03 vở diễn đạt HCB, 27 HCV cá nhân, 50 HCB cá nhân. Xếp hạng 9/13 đoàn tham dự theo thành tích huy chương.
Xem thêm:  Tải video Douyin đơn giản, nhanh chóng trong 1 nốt nhạc
Đoàn Chèo Quảng Ninh
Đoàn chèo Quảng Ninh đạt được nhiều thành tích nổi bật trong suốt chặng đường hình thành và phát triển

Trong hành trình dài hơn nửa thế kỷ, Đoàn Chèo Quảng Ninh đã khẳng định vị thế của mình trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của đoàn góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân địa phương, đưa âm hưởng chèo đến gần hơn với công chúng và thế hệ trẻ. Đoàn Chèo sẽ tiếp tục là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữ gìn những giá trị văn hóa quý báu cho các thế hệ mai sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *