Về với đình Phong Cốc – nét đẹp tâm linh giữa cuộc sống bộn bề

đình phong cốc
Giữa nhịp sống hối hả và bộn bề của xã hội hiện đại, Đình Phong Cốc hiện lên giữa lòng Quảng Ninh như một nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và tâm linh đặc sắc. Không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, ngôi đình còn là nơi gợi nhớ về truyền thống, nơi con người tìm về sự tĩnh lặng và thanh bình. Hạ Long Media sẽ giúp bạn khám phá vẻ đẹp huyền bí và ý nghĩa sâu sắc của ngôi đình cổ kính này, nơi mà mỗi góc nhỏ đều chứa đựng những câu chuyện và tâm tư của bao thế hệ.

Đình Phong Cốc – nơi gửi gắm tâm hồn và ký ức

Đình Phong Cốc hay còn gọi là đình Cốc, đình có tên gọi như vậy bởi đình nằm trên một vùng đất có thế tựa hình con chim Cốc, ở nơi giáp gianh giữa xã Phong Cốc và xã Phong Hải huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trước kia là thôn Phong Cốc, thuộc xã Phong Lưu huyện Yên Hưng.

Lịch sử hình thành của Đình Phong Cốc Quảng Ninh

Nhắc đến Phong Cốc là phải nói tới đình Phong Cốc – “trái tim” của làng đảo Hải Nam. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử, nhất là đặc điểm điêu khắc, trang trí mỹ thuật của đình, các nhà nghiên cứu nhận định rằng đình Cốc được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đình Cốc được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, là ngôi đình to đẹp nhất trong 6 ngôi đình cổ còn lại hiện nay ở TX Quảng Yên, với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất tinh xảo, đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1988.

Xem thêm:  Top 5 phim cổ trang Trung Quốc hay, đáng xem nhất

Đình Phong Cốc và miếu Phong Cốc là một quần thể di tích thuộc xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng. Hàng năm dân làng tổ chức lễ cầu mưa và rước tứ vị Thánh Nương từ miếu Phong Cốc về đình để cầu tế và sau đó lại đưa về miếu. Đến cải cách ruộng đất, miếu bị sụp đổ nhân dân địa phương đã đưa tứ vị về đình để thờ. Đến nay miếu Phong Cốc đã được đầu tư tu bổ, phục hồi lại và đã được xếp hạng cấp Quốc gia theo quyết định số 25/2007/QĐ-BVHTT, ngày 03/8/2007.

Đình Cốc là nơi thờ thần Hoàng làng Phong Cốc và thờ thần Nông, theo truyền thuyết thần Hoàng làng Phong Cốc hiện nay vốn là người Việt ở Châu Hoàn (tức Nghệ Tĩnh) thuộc cửa biển Đại Kiên, xã Hương Cát, vốn là người yêu nước dưới đời nhà Lý, sau khi ngài mất dân địa phương lập đền thờ ở cửa biển Hương Cát.

đình phong cốc
Đình Phong Cốc – trái tim của làng đảo Hải Nam

Đình Cốc hiện nay kiến trúc gồm 3 ngôi nhà: Tiền đường, Bái đường và Hậu cung. Tiền đường được dựng vào năm 1805 (tức thời Gia Long tứ niên). Bái đường được dựng vào năm 1801 (tức Cảnh Thịnh bát niên).

Thời vua Trần Anh Tôn sau trận chiến thắng ở Chiêm Thành vua ban cho 300 quan kinh phí tu sửa đình. Đến thời Lê đình tiếp tục được trùng tu miếu mộ. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chống xuống cấp nhưng đình vẫn giữ được nguyên vẹn những yếu tố nguyên gốc cấu thành di tích.

Xem thêm

Đình Phong Cốc – nơi lưu giữ giá trị kiến trúc – nghệ thuật tiêu biểu của cha ông

Đình Cốc có giá trị tiêu biểu về kiến trúc – nghệ thuật. Kết cấu chủ yếu bằng gỗ có nhiều mảng chạm khắc đường nét tinh tế, hình tượng phong phú, bố cục phóng khoáng mang phong cách thời Lê với nhiều đề tài sinh hoạt như tứ linh, chọi gà, đánh vật, bơi thuyền, đi hội… . Các bức chạm của đình Phong Cốc có chiều sâu cả về không gian, màu sắc lẫn nội dung được thể hiện bằng kỹ thuật chạm bong kênh, chạm lộng, chạm nông…

Xem thêm:  Tháp Vạn Xương: Điểm đến lý tưởng khi du lịch Đông Hưng – Trung Quốc

Toàn bộ các cấu kiện bên trong đình hầu hết bằng gỗ lim, phía trước là hệ thống cửa bức bàn, gồm hai cửa phụ, cửa chính và các chắn song lùa gió. Trong đó cửa chính thực sự là một tác phẩm kiến trúc độc đáo: Mỗi bên cửa được chạm nổi hình một con rồng như đang uyển chuyển từ trên mây sà xuống, xung quanh là hình mây lửa và các riềm hoa văn. Khi khép hai cánh cửa lại thì thành một tác phẩm hoàn hảo là hình hai rồng chầu mặt trời.

đình phong cốc
Toàn bộ các cấu kiện bên trong đình Phong Cốc hầu hết bằng gỗ lim

Phía trong tiền đường, các gian được chia bởi 10 hàng cột dọc, 6 hàng cột ngang và 1 hàng cột hiên. Các cột được làm bằng gỗ lim, đường kính trung bình 75cm, chân cột kê bằng đá xanh vuông to, thớ mịn.

đình phong cốc
Đình Phong Cốc có tiền đường được khắc gỗ với hoa văn tinh xảo

Tuy nhiên, cái hấp dẫn mọi người khi đến thăm đình Phong Cốc chính là các trang trí mỹ thuật trên các bức cốn, câu đầu, con giường, kẻ bẩy, ván dong, xà đùi, xà dọc… với các đề tài: Long, ly, quy, phượng (tứ linh), các hình ảnh lễ hội dân gian như đánh vật, chọi gà, bơi thuyền, đi hội. Tất cả đều được thể hiện bằng lối chạm nổi kênh bong, trau chuốt, dày nhưng không hề rối, không gò bó, vụn vặt mà rất hài hoà với không gian kiến trúc, thể hiện bàn tay khéo léo, tài hoa của người nghệ nhân xưa.

Xem thêm:  Lẩu Tứ Xuyên – Hương vị độc đáo nổi tiếng Trung Hòa rất đáng thẩm

Toà bái đường gồm có 5 gian 2 chái, kết cấu vì kèo kiểu chồng giường kẻ suốt. Bên trong gồm 8 hàng cột ngang và 4 hàng cột dọc, chân cột kê bằng đá xanh, cổ tròn, đế vuông. So với tiền đường thì điêu khắc của bái đường ít hơn, kỹ thuật chủ yếu là chạm nông và kênh bong trên các bức cốn, đầu bẩy, con giường, xà đùi. Nối thông với gian giữa của bái đường là hậu cung, cấu trúc hệ thống vì kèo đơn giản hơn tiền đường và bái đường.

Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Cốc còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Bia đá, các hoành phi câu đối, bát bửu và nhiều đồ thờ tự được sơn son, thếp vàng nhuốm màu thời gian.

đình Phong Cốc
Bia đá cổ ghi lại quá trình hình thành của đình Phong Cốc

Lễ hội đình Phong Cốc – hoạt động không thể bỏ qua khi đến Quảng Ninh

Nếu có dịp đến Quảng Ninh, Hạ Long Media gợi ý du khách nhất định phải ghé qua và tham gia lễ hội Đình Phong Cốc. Từ lâu, Đình Phong Cốc đã trở thành trung tâm văn hóa và tinh thần của cư dân trên đảo Hà Nam, nơi thờ cúng Thần Nông và Tứ vị Thánh nương. Hằng năm, vào các dịp lễ tết, người dân làng Cốc lại tổ chức lễ cáo yết Thần Nông, cầu mong cho mùa màng bội thu, gia đình ấm no và sức khỏe dồi dào.

Tháng 6 năm 2007, lễ hội Xuống đồng, một truyền thống cầu mùa đã được khôi phục sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn. Đình Cốc chính là tâm điểm của lễ hội này, với các hoạt động nổi bật như lễ tế Thành hoàng làng, cuộc thi bơi chải và thi cấy giữa các xóm. Vừa qua, lễ hội lại được tổ chức và thu hút đông đảo sự tham gia của người dân không chỉ ở phường Phong Cốc mà còn từ khắp vùng đảo Hà Nam.
 đình Phong Cốc
Du khách thử tham gia lễ hội Đình Phong Cốc đặc sắc nếu có dịp đến Quảng Ninh
Khi rời khỏi đình Phong Cốc, chắc hẳn du khách sẽ mang theo trong lòng những kỷ niệm khó quên về một nơi bình yên giữa bộn bề cuộc sống. Đừng ngần ngại ghé thăm và trải nghiệm vẻ đẹp tâm linh mà ngôi đình mang lại; nơi mà lịch sử hòa quyện cùng thiên nhiên, tạo nên một bức tranh sống động và đầy ý nghĩa. Hãy đến và để tâm hồn bạn được thanh lọc, phục hồi giữa những bộn bề của cuộc sống!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *