Miếu Tiên Công – nét đẹp văn hóa tâm linh giữa lòng Quảng Ninh

Miếu Tiên Công

Nằm trong lòng miền đất Quảng Ninh, Miếu Tiên Công không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là biểu tượng của văn hóa và tâm linh. Với kiến trúc độc đáo và không gian yên bình, nơi đây thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn vì những câu chuyện lịch sử và truyền thuyết phong phú. Cùng Hạ Long Media tìm hiểu để có thêm những trải nghiệm thú vị trong chuyến du lịch của mình.

Miếu Tiên Công Quảng Ninh – hành trình khám phá nét đẹp văn hóa Việt

Miếu Tiên Công hay còn gọi là đền Thập Cửu Tiên Công, tọa lạc ở xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia tại Quyết định số 34VH/QĐ-BVHTT ngày 09/02/1990.

Miếu Tiên Công nằm ở Thôn Cẩm Thành, xã Cẩm La, cách trung tâm thị xã khoảng 5 km, thờ 17 vị tiên Công “Thập thất Tiên Công”, quê ở Phường Kim Hoa, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long. Đây là những người có công đầu trong sự nghiệp quai đê lấn biển, lấn sông thành lập nên khu đảo Hà Nam, trong đó có xã Cẩm La.

Lịch sử hình thành của di sản miếu Tiên Công Quảng Ninh

Theo các cụ cao niên nơi đây kể lại, miếu Tiên Công được người dân xây dựng vào năm 1723 để tưởng nhớ công lao của 17 người dân đầu tiên đến vùng đảo Hà Nam.

Xem thêm:  Rươi Đông Triều - Đặc sản tươi ngon, đắt giá của Quảng Ninh

Miếu được xây dựng trên một khu đất cao rộng ở thôn Cẩm La (nay là xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh) với kiến trúc kiểu chữ Đinh có cung trong và ngoài phục vụ cho việc tế lễ. Miếu ngoài, nghi môn ngày xưa có kiến trúc 5 gian, 2 chái khá cầu kỳ, vững chãi.

Miếu đã trải qua 3 lần trùng tu từ nguồn công đức và của nhân dân đóng góp cho đến trận lũ lụt lịch sử làm vỡ đê Hà Nam năm 1955 khiến công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Do điều kiện khó khăn khi ấy nên đã không thể phục hồi miếu ngoài, nghi môn mà chỉ giữ lại được miếu trong, nhà bái đường. Hai hạng mục này tiếp tục được nhân dân địa phương tu bổ, tôn tạo vào năm 1989 và tồn tại đến ngày nay.

Miếu Tiên Công
Miếu Tiên Công được xây dựng để tưởng nhớ công lao của 17 người dân đầu tiên quai đê lấn biển, lấn sông thành lập nên khu đảo Hà Nam

Miếu Tiên Công – địa điểm hấp dẫn nhất định phải ghé khi đến với Quảng Ninh

Cùng với thời gian, miếu Tiên Công đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Đây là 1 trong số 11 điểm du lịch địa phương của TX Quảng Yên đã được UBND tỉnh công nhận.

Ông Ngô Đình Dũng, Trưởng Phòng VH-TT TX Quảng Yên, cho biết: Hàng năm, di sản Tiên Công đón khoảng 35.000-40.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, là điểm nhấn du lịch mùa hội xuân của Quảng Yên nói riêng, của tỉnh nói chung. Đặc biệt, có những vị khách nước ngoài ngưỡng vọng văn hóa Tiên Công, thể hiện nét đặc trưng là tôn vinh những bậc cao niên, vì vậy đã học theo nghi lễ “lễ sống” cụ Thượng. Điều đó cho thấy, giá trị giáo dục truyền thống của di sản không chỉ đối với con cháu Tiên Công ở mọi miền đất nước, mà còn lan tỏa cả tới kiều bào, khách du lịch nước ngoài…

Xem thêm

Xem thêm:  Trứng vịt biển Đồng Rui - Đặc sản nức tiếng Quảng Ninh
Miếu Tiên Công
Miếu Tiên Công đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng đảo Hà Nam theo năm tháng

Giá trị văn hóa lịch sử được bảo tồn qua hàng thế hệ của miếu Tiên Ông

Hiện nay miếu Tiên Công còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật và đồ thờ tự có giá trị. Gian giữa có một khám thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trạm trổ đẹp, bên trong đặt bài vị “Khai sáng đồng điền thập thất tiên công thần vị” (thần vị của 17 vị Tiên công khai mở đất). Phía trước khám có một sắc phong bằng gỗ sơn son thiếp vàng của Vua Khải Định ngày 25/7/1924, có nội dung: Sắc cho bốn xã Phong Cốc, An Đông, Cẩm La, Trung Bản, tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Yên thờ phụng các người có công khai canh ruộng đồng…

Phía trên gian giữa có bức đại tự với 4 chữ “Phong lưu nghĩa dân” nói lên đức tính của người dân vừa phong lưu vừa nghĩa hiệp. Trong miếu còn có bức hoành phi “Hoài đức duy hinh”. Ngoài ra còn có câu đối ca ngợi, tưởng nhớ công lao to lớn của các vị Tiên Công: “Thác thổ khai cương công tại vạn thế/ Báo bản phản thủy nguyện xuất đồng nhân”, nghĩa là (Đắp bờ mở cõi công để muôn đời/Báo gốc hướng nguồn nguyện tạo ra những lớp người nối nghiệp).

Gian trái của miếu đặt một khán thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trong có bài vị ghi:”Phụ khẩn hậu đồng liệt vị Tiên Công thần vị”. Gian bên phải cũng có một khán thờ bằng gỗ, bài vị ghi: “Phụ khẩn hậu đồng liệt vị Tiên Công thần vị”. Trong miếu còn có tấm bia đá nói về hồ Mạch, nơi phát nguyên của các vị Tiên Công.

Xem thêm:  Tìm hiểu chi tiết Thành phố Đông Hưng Trung Quốc
Miếu Tiên Công
Gian chính điện của miếu Tiên Công với khá nhiều hiện vật và đồ thờ tự có giá trị

Độc đáo lễ hội miếu Tiên Công – nét văn hóa đặc sắc thu hút nhiều du khách thập phương

Nếu có dịp du hí đến Quảng Ninh, hãy thử tham gia lễ hội miếu Tiên Công một lần cho biết. Lễ hội miếu Tiên Công được tổ chức vào ngày 6-7 tháng Giêng hằng năm tại miếu Tiên Công và tại các gia đình có cụ Thượng thọ.

Các gia đình có cụ Thượng tuổi tròn 80, 90 hoặc 100 làm lễ khao Thượng Thọ sau đó rước các cụ lên miếu để lễ Tiên Công, đây là nét rất riêng biệt của lễ hội, đó là rước người sống chứ không phải rước bài vị hay bát hương như các lễ hội khác. Sau đó đại diện 2 cụ Thượng thực hiện nghi lễ đắp đê và đấu vật tượng trưng để giáo dục con cháu về truyền thống quai đê lấn biển và tinh thần thượng võ xưa kia của các vị Tiên Công.

Phần hội diễn ra rất phong phú với nhiều hoạt động như: chơi cờ người, chọi gà, đánh đu, đấu vật, tổ tôm điếm, kéo co… đặc biệt là hát đúm, loại hình trình diễn dân gian đặc trưng của vùng đất đảo Hà Nam không thể thiếu trong lễ hội Tiên Công.

Miếu Tiên Công
Hãy thử tham gia lễ hội miếu Tiên Công đặc sắc một lần cho biết nếu có dịp du hí đến Quảng Ninh
Kết thúc hành trình khám phá Miếu Tiên Công, du khách không chỉ đơn thuần chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn cảm nhận được hơi thở văn hóa và tâm linh sâu sắc. Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian tĩnh lặng, thanh bình, nơi mà những câu chuyện lịch sử và truyền thuyết vẫn còn vang vọng. Hãy đến và trải nghiệm để hiểu hơn về nét đẹp tâm linh độc đáo của Quảng Ninh, nơi mỗi góc nhỏ đều chứa đựng những điều kỳ diệu đang chờ bạn khám phá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *