Hành trình khám phá di tích lịch sử Bãi cọc Bạch Đằng Quảng Ninh

Bãi cọc Bạch Đằng

Đến với Bãi cọc Bạch Đằng, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của vùng đất Quảng Ninh anh hùng. Xem ngay!

Nằm bên dòng sông Bạch Đằng, di tích Bạch Đằng Quảng Ninh ghi dấu những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trận chiến chống quân Nguyên Mông. Đến với Bãi cọc Bạch Đằng, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp của vùng đất này. Cùng Hạ Long Media bắt đầu hành trình khám phá nơi đây để cảm nhận vẻ đẹp và sức mạnh lịch sử của dân tộc.

Bãi cọc Bạch Đằng – nơi ghi dấu chiến thắng lịch sử của dân tộc

Bãi cọc Bạch Đằng – chứng tích cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, minh chứng cho tinh thần bất khuất của nhân dân cùng mưu lược của 3 thiên tài quân sự: Ngô Quyền, Lê Hoàn và Anh hùng dân tộc Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. 

Đôi nét về bãi cọc Bạch Đằng

Bãi cọc Bạch Đằng là một trong các điểm tham quan ở Quảng Ninh luôn được các công ty điều hành tour đưa vào lịch trình, tạo điều kiện cho du khách cả trong và ngoài nước có dịp sống lại một trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Hiện tại, chỉ có bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa, thuộc địa phận thị xã Quảng Yên được khoanh vùng bảo vệ và trùng tu để phục vụ cho du lịch. Ngày 22/031988, bãi cọc Yên Giang được xếp hạng di tích Quốc gia và chính thức được dựng phần bia để giới thiệu di tích.

Xem thêm:  Tham quan chợ ở Đông Hưng Trung Quốc từ A đến Z
bãi cọc bạch đằng
Bãi cọc Yên Giang – di tích lịch sử quốc gia

Lịch sử phát hiện và trở thành di tích lịch sử quốc gia của bãi cọc Bạch Đằng

Bãi cọc Bạch Đằng đầu tiên được phát hiện trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi cọc Bạch đằng hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15o, cắm theo hình chữ chi (Z). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. 

Độ dài trung bình của chúng từ 2 m đến 2,8 m; có cái dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là 0,9 đến 1 m2 có một cây, nửa bãi phía bắc từ 1,5 đến 2 m2 có một cây.

Năm 2005, một bãi cọc nữa được phát hiện tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc xã Nam Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.

Xem thêm:  Khám phá Đảo Cô Tô - thiên đường du lịch không thể bỏ qua

Xem thêm

bãi cọc bạch đằng
Di tích bãi cọc Vạn Muối

Cũng trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, bãi cọc đồng Má Ngựa đã được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Đây là bãi cọc thứ ba thuộc bãi cọc Bạch Đằng nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng Nam. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 – 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành.

Bãi cọc Bạch Ðằng đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử (số191 VH/QÐ ngày 22 tháng 3 năm 1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Ðằng.

bãi cọc bạch đằng
Di tích bãi cọc Đồng Má Ngựa được khai quật 2010

Muốn xem bãi cọc Bạch Đằng thì di chuyển thế nào?

Ngày nay du khách vẫn có thể tận mắt thấy dấu tích bãi cọc gắn liền với trận đại thắng trên trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), một biểu tượng cho truyền thống người Việt đánh giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m, du khách sẽ đến với bãi cọc Bạch Đằng ở Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa.

Xem thêm:  Cách mua hàng trên Alibaba siêu đơn giản số 1 trong tích tắc

Giá trị lịch sử của bãi cọc Bạch Đằng với dân tộc và hậu thế mai sau

Ba bãi bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa đã làm thành những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt đường tháo lui ra biển, giúp tiêu diệt và bắt sống 600 chiến thuyền với 4 vạn binh tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288.

bãi cọc bạch đằng
Khu di tích Bạch Đằng Quảng Ninh – nơi ghi dấu ấn bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại với lịch sử hào hùng

Để khám phá các giá trị lịch sử, khoa học và quân sự của chiến thắng lịch sử năm 1288, du khách ngoài tham quan, tìm hiểu bãi cọc Bạch Đằng, có thể ghé thăm các di tích khác như đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Rừng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc, đình Trung Bản thuộc thị xã Quảng Yên và đình Đền Công – miếu Cu Linh thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích Bãi cọc Bạch Đằng không chỉ là một chứng nhân sống động cho những trận chiến oai hùng của dân tộc, mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích tìm hiểu văn hóa và lịch sử Việt Nam. Hạ Long Media hi vọng bạn hãy đến và trải nghiệm một lần để cảm nhận những câu chuyện lịch sử đằng sau những bãi cọc và để mỗi chuyến đi của bạn trở nên thêm ý nghĩa hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *