Đối với đồng bào chúng ta ngày Tết chính là dấu mốc quan trọng giữ năm cũ và năm mới đầy chính là nơi chứa đựng những văn hoá đặc trưng của mỗi vùng miền. Hiện nay tại Quảng Ninh có 21 dân tộc và mỗi nơi đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng như y phục, phong tục vào ngày lễ Tết. Chính vì vậy bài viết dưới đây Hạ Long Media sẽ đi tìm hiểu về phong tục đầu xuân của một số dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh nhé.
Phong tục lấy nước đầu năm của người Tày
Dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh không thể không nhắc đến dân tộc Tày. Người Tày Quảng Ninh luôn có phong tục đón Tết rất đặc biệt và không bị lẫn với các dẫn tộc khác. Thông thường từ ngày mùng 10 tháng Chạp dân tộc Tày đã lựa chọn những con gà ngon nhất để nhốt riêng ra ăn Tết. Sau đó ngày 25 tháng Chạp các thành viên trong gia đình đã chuẩn bị các nguyên liệu để đi gói bánh chưng hoặc bánh cốc mò. Dân tộc này thường gói bánh chưng rất to và nhân bánh là con cá suối, trứng và thịt ba chỉ. Sau khi bánh đã được chín người dân ở đây đã treo bánh lên cửa sổ để những linh hồn lang thang có được bánh để ăn Tết.
Tham khảo thêm dịch vụ:
Bởi cuộc sống luôn gắn bó với các dòng sông do đó vào những ngày Tết người dân ở đây luôn thắp hương các thần sống và hái những búp cây le ở bên bờ sông để lấy lộc. Thông thường người đàn ông sẽ hái 7 búp và phụ nữ sẽ hái 9 búp. Ngoài ra các thành viên của gia đình khi đi lấy nước còn phải cầm theo xôi vàng, cành hoa dâu và vàng hương. Theo quan niệm của dân tộc Tày thì cành dâu còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ và vận may sẽ đến.
Trên đường đi lấy nước họ sẽ cắm hương ở một nhiều nơi và lúc quay về sẽ đi xin cành lộc. Khi đến suối dựa theo hướng nước chảy sẽ cắm cành hoa dâu và những đồ đem theo đó. Cuối cùng họ sẽ cùng nhau múc nước và gánh về dùng. Quan niệm người dân tại đây thì nước sôi là nước mát lành, sạch đem về nấu bánh chưng và rửa chân tay thì cả năm sẽ luôn được suôn sẻ, mát mẻ.
Phong tục hỷ phúc và vàng phúc của người Sán Chỉ
Tiếp đến dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh phải nói đến người Sán Chỉ. Phong tục đón Tết của người Sán Chỉ và người Tày có nhiều nét tương đồng. Từ 27 tháng Chạp, người Sán Chỉ đã gói bánh chưng Tết. Đến 30 Tết, người Sán Chỉ lấy lá đa cắm vào bên cửa để lấy lộc đón năm mới, sau đó mới giết gà, giết lợn. Đêm 30 Tết, chủ nhà lấy giấy đỏ và vàng cắt hình con cá. Mùng 1, chủ nhà hỏi thầy xem hướng xuất hành đầu năm rồi chặt 1 cây tre cao hơn 2m để nguyên cả cành lá cắm vào hướng đó trước sân. Các thành viên trong gia đình mang theo 2 con cá bằng giấy đến treo 1 con vào cây tre, còn con kia bẻ nhánh tre xuyên qua, cắm vào bờ tường nhà.
Người Sán Chỉ cũng kiêng ăn thịt như người Tày; kiêng quét nhà vào mùng 1, kiêng đi nương rẫy, chọn người đàn ông đứng tuổi, hợp mệnh để xông đất. Mùng 3 Tết, họ làm lễ khai xuân, đốt cành tre và con cá giấy rồi gõ kẻng, gõ trống để xua đuổi những điều không may ra khỏi nhà. Họ khai xuân bằng tục lệ mời tất cả các nhà trong xóm tập trung giúp một nhà trồng ngô vào buổi sáng. Đầu buổi chiều, chủ nhà mời tất cả mọi người bữa ăn đầu năm, múa hát đến khi mặt trời lặn.
Tết Cả của người Sán Dìu
Cuối cùng người Sán Dìu – dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh có nhiều phong tục ngày Tết rất đặc biệt. Người Sán Dìu thường xuyên gọi Tết Nguyên Đán chính là tết Cả hay còn có tên khác đó thai nén. Tết chính là thời điểm mà các dân tộc chúng đều làm những món ăn ngon, truyền thống dâng lên tổ tiên và các thành viên gia đình quây quần bên nhau. Những thanh niên sẽ luôn hát hò với câu hát Soọng cô, còn với những bạn nhỏ được thỏa sức chơi rất nhiều trò chơi dân gian. Thông thường vào mùng 6 hoặc mùng 8 người dân nơi đây sẽ làm lễ hoá vàng.
Sau Tết Nguyên đán là Tết Nguyên tiêu (nén chết chẹt phoi) là tết rằm lớn nhất trong năm, khởi đầu của năm mới; mâm cỗ cúng phải có bánh bạc đầu (seo bẻng). Ngay sau Tết Nguyên tiêu, vào 16 tháng Giêng bà con sẽ tổ chức lễ hội đầu năm (hỷ lay) để dâng lễ thành hoàng làng xin chư vị thần linh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lễ vật cúng tế phải là đồ sống chưa được luộc. Lễ sống đặt lên giữa đình để xin đài âm dương, bao giờ thần linh đồng ý mới được đem đi luộc. Luộc xong, gà lợn mới đem trở lại để tế thần và mở hội xuân đầu năm. Từ sáng mùng 1 Tết, việc đầu tiên những người phụ nữ Dao làm là cho lợn, gà ăn. Người đàn ông sẽ mang 3 hạt giống đi trồng ở vườn; sau đó đến nhà thầy mo để xin lộc cho gia đình, rồi mới đi chúc Tết ông bà, bố mẹ, họ hàng, bạn bè.
Tham khảo thêm bài viết:
Lời kết
Bài viết trên Hạ Long Media đã đi tìm hiểu về phong tục đầu xuân của một số dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Hy vọng từ những thông tin của bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục của người dân nơi đây.