Top các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc cập nhật đầy đủ

cac cua khau viet nam trung quoc 0

Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc rất dài nên hoạt động giao thương ở hai nước rất phát triển. Vậy bạn đã biết các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc nào không? Nếu chưa biết thì thông tin dưới bài viết mà Hạ Long Media sẽ tổng hợp đầy đủ các cửa khẩu. Tham khảo!

1. Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Cửa khẩu Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cửa khẩu này nằm trên tuyến quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc và cách Hà Nội 171 km về phía Đông Bắc. Đây là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập cảnh giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc tất cả 19 cửa khẩu
Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc tất cả 19 cửa khẩu

2. Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)

Nằm trong danh sách các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc có hoạt động giao thương phát triển phải kể đến cửa khẩu Chi Ma ở Lạng Sơn. Chi Ma là cửa khẩu nằm tại vùng đất thôn Chi Ma, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Cửa khẩu Chi Ma thông thương sang cửa khẩu Ái Điểm ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tại đây có cột mốc 1223.

Xem thêm:  Top 3+ địa chỉ cung cấp dịch vụ san lấp mặt bằng ở Móng Cái

>>Xem thêm:

3. Cửa khẩu Bản Vược (Lào Cai)

Cửa khẩu Bản Vược là cửa khẩu quốc gia đường bộ thuộc địa phận xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Cửa khẩu thông thương sang cửa khẩu Pả Sa ở huyện Bạch Long Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây cũng là nơi các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc có nền giao thương phát triển mạnh mẽ.

4. Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn thứ hai trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Cửa khẩu nằm trên tuyến quốc lộ 18 và  cách thành phố Móng Cái 10km về phía Bắc.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có lưu lượng người và hàng hóa đông đúc
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có lưu lượng người và hàng hóa đông đúc

5. Cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng)

Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của Quốc lộ 3. Tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

6. Cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Trà Lĩnh cũng nằm trong top các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc có hoạt động giao thương diễn ra mạnh. Đây là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất Bản Hía thuộc thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Xem thêm:  Tìm hiểu các cửa hàng nội thất ở Móng Cái

7. Cửa khẩu Phó Bảng – Hà Giang

Phó Bảng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán thuộc huyện Ma Ly Pho và huyện Phú Ninh, Châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu Phó Bảng cách trung tâm thị trấn Phố Bảng 5km theo đường bộ.

Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc hỗ trợ nền kinh tế 2 nước phát triển
Các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc hỗ trợ nền kinh tế 2 nước phát triển

8. Cửa khẩu Săm Pun (Hà Giang)

Săm Pun là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Thượng Phùng và xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cửa khẩu Săm Pun thông thương sang cửa khẩu Điền Bồng thuộc huyện Phú Ninh, Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu Săm Pun cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 30 km theo đường bộ.

9. Cửa khẩu Xin Mần (Hà Giang)

Xín Mần thuộc top các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc nằm trong danh sách được nhắc đến. Nơi đây còn gọi là cửa khẩu Long Tuyền, là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất Xín Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cửa khẩu này nằm ở độ cao gần 2000m so với mực nước biển và là cửa khẩu phía Tây quanh năm được bao phủ bởi sương mù.

10. Cửa khẩu Bạch Đích (Hà Giang)

Bạch Đích là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Ma Ly Pho thuộc huyện Ma Ly Pho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nơi đây có hoạt động giao thương phát triển mạnh giúp nền kinh tế hai bên tiến triển.

Xem thêm:  Top 5 chợ ở Hạ Long tươi ngon, giá tốt nhất

11. Cửa khẩu Mường Khương (Lào Cai)

Mường Khương là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Cửa khẩu Mường Khương thông thương sang cửa khẩu Kiều Đầu thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Việt Nam - Trung Quốc giao dịch hàng hóa chủ yếu qua cửa khẩu
Việt Nam – Trung Quốc giao dịch hàng hóa chủ yếu qua cửa khẩu

12. Cửa khẩu Ka Long (Quảng Ninh)

Ka Long là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Ka Long thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng thuộc thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

13. Các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc khác 

Bên cạnh những cái tên kể trên thì còn rất nhiều cửa khẩu khác nằm trong danh sách. Cụ thể như sau:

  • Cửa khẩu Km3+4 (Quảng Ninh).
  • Cửa khẩu Bình Nghi (Lạng Sơn).
  • Cửa khẩu Hạ Lang (Cao Bằng).
  • Cửa khẩu Pò Peo (Cao Bằng).
  • Cửa khẩu U Ma Tu Khoàng (Lai Châu).
  • Cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu).
  • Cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên).

Trên đây là toàn bộ các cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã được tổng hợp chi tiết. Như vậy Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc có tất cả 19 cửa khẩu. Với mật độ cửa khẩu lớn sẽ giúp hỗ trợ nền kinh tế hai nước phát triển tốt hơn. Ngoài ra nếu có nhu cầu du lịch Đông Hưng (Trung Quốc) giá rẻ, dịch vụ tốt bạn hãy liên hệ với Hạ Long Media để tư vấn và hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *